ĐỊA CHỈ
42 Ỷ Lan, Xã Đại Lào, Tp Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng
Từ khóa “Indochine” được nhắc tên trong bảng xếp hạng các thiết kế đình đám nhất hiện nay. Có nhiều người đã biết về phong cách Indochine (Đông Dương), song cũng có những người chưa biết đến nhiều. Để giải mã sức nóng cũng như điểm đặc biệt của Indochine Style, chúng ta cùng theo chân các KTS tìm hiểu về phong cách thiết kế đậm chất Á Đông này. Cùng ngắm nghía các công trình Indochine tiêu biểu và tìm ra mẫu thiết kế mà bạn ưng ý nhất!
Thông tin:
Người đóng góp công sức to lớn cho nền móng phát triển phong cách Indochine tại Việt Nam là KTS Pháp Emest Hébrard (1875-1933). Ông là nhà khảo cổ học, kiến trúc sư kiêm nhà quy hoạch nổi tiếng lúc bây giờ. Ông còn là tác giả nhiều công trình nổi tiếng tồn tại đến ngày nay như: Đại học Tổng hợp Đông Dương (nay là Đại học Quốc Gia Hà Nội), Trường Petrus Ký (nay là Trường Lê Hồng Phong, HCMC), Sở Tài chính Đông Dương (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao), Viện Pasteur (nay là viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), Trường Viễn Đông Bác cổ (sau này là bảo tàng Lịch sử Việt Nam).
Phong cách Indochine lúc đầu mang đậm đặc bản sắc Pháp do quá trình đô hộ Pháp áp đặt nhiều thể chế lên đất nước ta. Đặc biệt văn hóa Pháp du nhập đã ảnh hưởng không nhỏ đến kiến trúc, tôn giáo và đời sống người dân Việt Nam. Xong do vấp phải yếu tố bất lợi về khí hậu, địa lý khác biệt, chất liệu người Pháp mang sang Việt Nam dần được thay thế bằng chất liệu chúng ta có. Vì thế cho nên phong cách Indochine mới có sự giao thoa đặc biệt đến như vậy.
Xem thêm:
• Báo Dân Trí: Nét Tinh Tế Của Phong Cách Indochine
• Báo VTV: Atlantic Design – Thương Hiệu Chuyên Thiết Kế Phong Cách Indochine Cho Người Việt
Phong cách thiết kế nội thất Indochine hay còn gọi là phong cách Đông Dương được khởi nguồn từ KTS người Pháp Emest Hébrard vào năm 1920. Nét đặc trưng trong các thiết kế Indochine là sự pha trộn hài hòa giữa vẻ đẹp Á Đông và cổ điển Pháp. Hiện nay Indochine đang trở thành phong cách nội thất rất thịnh hành và được ưa chuộng. Không chỉ thỏa mãn nhu cầu thiết kế công trình đồ sộ, có quy mô như nhà hàng, khách sạn, resort. Cùng Atlantic điểm qua những đặc điểm nổi bật trong phong cách Indochine.
Phong cách Indochine chinh phục người tiêu dùng bởi bảng chất liệu “xanh-sạch-thân thiện” với môi trường và sức khỏe. Những chất liệu có sẵn trong tự nhiên này được chế biến tạo ra món đồ nội thất vừa đẹp, vừa gần gũi lại tối ưu công năng sử dụng.
Không chỉ áp dụng sản xuất bàn, ghế, tủ, kệ, gỗ được sử dụng làm hệ thống lát sàn, cửa. Bên cạnh đó còn có hệ khung kết cấu và console của mái, đặc biệt chi tiết phù điêu, tượng tròn.
Cũng như gỗ, tre có khả năng chống mối mọt, độ bền cao, thích hợp khí hậu Việt Nam. Có mặt trong hầu hết các thiết kế Indochine, tre dùng làm đồ trang trí rất cuốn hút. Ngoài ra, chất liệu gạch được ứng dụng làm gạch bông bát sàn rất nổi bật và tinh tế. Gạch nung cũng có ý nghĩa tương tự.
Tranh sơn dầu có mặt từ đầu thế kỷ 20. Đây cũng là thời kỳ phong cách Indochine bắt đầu hình thành và phát triển. Màu sắc tranh sơn dầu trong trẻo, tươi sáng và có độ bóng nhẹ rất phù hợp với không gian thiết kế Indochine. Tranh sơn dầu không kén không gian trưng bày. Với ưu điểm về độ bền, màu sắc phong phú tạo độ sâu cho bức tranh. Gia chủ dễ dàng sử dụng làm đồ trang trí cho phòng khách, phòng bếp và phòng ngủ đều hợp lý.
Phù điêu trang trí được đánh giá như một tác phẩm nghệ thuật dày công tỉ mẩn. Bởi việc thực hiện đòi hỏi sự gia công tỉ mỉ, cẩn thận và rất kỳ công. Gỗ là nguyên vật liệu chạm khắc phổ biến nhất để tạo độ sâu, phối cảnh giúp cho bức phù điêu trở nên giá trị.